Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

10 câu nói bất hủ của Bill Gate - ngấm.

Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?
1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”
-> 
Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.
2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”
-> 
Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.
3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”
-> 
Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.
4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”
-> 
Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”
-> 
Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.
6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.” 
-> 
Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.
7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”
-> 
Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”
-> 
Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.

9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”
-> 
Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.

10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”

-> 
Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Take note for using English - P2

[ Cụm từ đi với " Take " ]
Bài này rất thông dụng, cả nhà chú ý nhé !!!
“Take” là một động từ khá phổ biến và nó xuất hiện rất nhiều trong các cụm động từ tiếng Anh.
1. Take up = to begin or start a new hobby: bắt đầu một thói quen mới
* He took up jogging after his doctor advised him to get some exercise. (Anh đã bắt đầu chạy bộ sau khi bác sĩ khuyên anh ta nên tập thể dục)
* Max decided to take up golfing. (Max đã quyết định đi chơi golf)
2. Take out = To remove something to outside: chuyển cái gì đó ra ngoài
*Take out the rubbish when you leave. (Hãy đổ rác trước khi về nhé)
Take out = to take someone on a date: hẹn hò với ai
* Max took Mary out to a fancy restaurant. ( Max hẹn hò với Mary ở 1 nhà hàng rất đẹp)
3. Take after = To have a similar character or personality to a family member: giống ai đó về ngoại hình hoặc tính cách trong gia đình
* He took after his father = he was like his father. (Anh ta trông giống bố của anh ta)
* In my family, I take after my mother. We have the same eyes and nose. (Trong gia đình tôi, tôi giống mẹ, cả 2 mẹ con tôi đều có mắt và mũi giống nhau)
4. Take off (something) = To remove something, usually an items clothing or accessories: tháo, bỏ cái gì ra thường là quần áo hay phụ kiện
* In Japan people take off their shoes when they enter a house. (Ở Nhật, mọi người thường cởi giầy khi họ vào nhà)
* I'm going to take my jacket off. It's hot in here. (Tôi sẽ cởi áo khoác ngoài ra, ở đây nóng quá)
5. Take over = To gain control of: có được quyền lực
* Someday I will take over the world. (Một ngày nào đó tôi sẽ có quyền lực trên toàn thế giới)
6. Take it easy: Đơn giản hóa đi/bỏ qua đi/nghỉ ngơi.
* Bruce decided to take it easy this weekend and put off working on the house. (Bruce quyết định nghỉ ngơi vào tuần này và hoãn lại mọi công việc của gia đình)
7. Take the lead in doing something: Đi đầu trong việc gì
* He always takes the lead in solving problems. (Anh ấy luôn đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề)
8. Take something for granted: Coi cái gì là đương nhiên.
* We take so many things for granted in this country - like having hot water whenever we need it. (Chúng ta coi rất nhiều thử ở đất nước này là đương lên ví như có nước nóng bất cứ khi nào chúng ta cần)
9. Take care of someone or something: trông nom, chăm sóc
*Please take care of my children while I am away.
*I will take care of everything for you.
(ST) -Robin-
Cụm từ thường sử dụng trong tiếng Anh
Make yourself at home: Cứ tự nhiên
Make yourself comfortable: Cứ tự nhiên
My pleasure: Hân hạnh
More recently,…: gần đây hơn,….
Make best use of: tận dụng tối đa
Nothing: Không có gì
Nothing at all: Không có gì cả
No choice: Không có sự lựa chọn
No hard feeling: Không giận chứ
Not a chance: Chẳng bao giờ
Now or never: Bây giờ hoặc không bao giờ
No way out/dead end: không lối thoát, cùng đường
No more: Không hơn
No more, no less: Không hơn, không kém
No kidding?: Không đùa đấy chứ?
Never say never: Đừng bao giờ nói chẳng bao giờ
none of your business: Không phải chuyện của anh
No way: Còn lâu
No problem: Dễ thôi
No offense: Không phản đối
Not long ago: cách đây không lâu
out of order: Hư, hỏng
out of luck: Không may
out of question: Không thể được
out of the blue: Bất ngờ, bất thình lình
out of touch: Không còn liên lạc
One way or another: Không bằng cách này thì bằng cách khác
One thing lead to another: Hết chuyện này đến chuyện khác
Piece of cake: Dễ thôi mà, dễ ợt
Poor thing: Thật tội nghiệp
So?: Vậy thì sao?
So so: Thường thôi
So what?: Vậy thì sao?
Stay in touch: Giữ liên lạc
Step by step: Từng bước một
See?: Thấy chưa?
Sooner or later: Sớm hay muộn

[NHÓM TỪ TRÙNG ĐIỆP]
1. all in all: tóm lại
2. arm in arm: tay trong tay
3. again and again: lặp đi lặp lại
4. back to back: lưng kề lưng
5. by and by: sau này, về sau
6. day by day: hàng ngày về sau
7. end to end: nối 2 đầu
8. face to face mặt đối mặt
9. hand in hand: tay trong tay
10. little by little: dần dần
11. one by one: lần lượt, từng cái 1
12. shoulder to shoulder: vai kề vai, đồng tâm hiệp lực
13. time after time: nhiều lần
14. step by step: từng bước
15. word for word: từng chữ một
16. sentence by sentence: từng câu một
17. year after year: hàng năm
18. nose to nose: gặp mặt
19. heart to heart: chân tình
20. leg and leg: mỗi bên chiếm một nửa
21. mouth to mouth: mỗi bên chiếm một nửa
22. head to head: rỉ tai thì thầm
23. hand over hand: tay này biết tiếp tay kia
24. eye for eye: trả đũa
25. bit by bit: từng chút một
26. more and more: càng ngày càng nhiều

--CÁCH ĐỌC PHÂN SỐ BẰNG TIẾNG ANH--
Trước hết bạn cần nắm vững khái niệm về số thứ tự và số đếm
• Số đếm: – Là số dùng để đếm: Ví dụ: 1-one, 2-two, 3-three, 4-four, 5-five….
• Số thứ tự: – Là số không phải để đếm mà để đánh số thứ tự: Ví dụ: 1st-first, 2nd-second, 3rd- third…
Cách đọc và viết phân số:
1. Tử số:
Luôn dùng số đếm: one, two, three, four, five….
- 1/5 = one / fifth
- 1/2 = one (a) half
2. Mẫu số:
+ Có hai trường hợp:
• Nếu tử số là một chữ số và mẫu số từ 2 chữ số trở xuống thì mẫu số dùng số thứ tự (nếu tử số lớn hơn 1 thì mẫu số ta thêm s)
- 2/6 : two sixths
- 3/4 = three quarters
• Nếu tử số là hai chữ số trở lên hoặc mẫu số từ 3 chữ số trở lên thì mẫu số sẽ được viết từng chữ một và dùng số đếm, giữa tử số và mẫu số có chữ over.
- 3/462 = three over four six two
- 22/16 : twenty-two over one six (tử số có 2 chữ số )
3. Nếu là hỗn số:
Ta viết số nguyên (đọc theo số đếm) + and + phân số (theo luật đọc phân số ở trên)
- 2 3/5 = two and three fifths
- 5 6/7 = five and six sevenths
- 6 1/4 = six and a quarter
4. Trường hợp đặc biệt
Có một số trường hợp không theo các qui tắc trên và thường được dùng ngắn gọn như sau:
- 1/2 = a half hoặc one (a) half
- 1/4 = one quarter hoặc a quarter (nhưng trong Toán họcvẫn được dùng là one fourth)
- 3/4 = three quarters
- 1/100 = one hundredth
- 1% = one percent hoặc a percent
- 1/1000 = one thousandth – one a thousandth – one over a thousand
Để nắm vững những qui tắc này, các bạn hãy ghi ra các ví dụ về các phân số và tự luyện tập đến khi nhuần nhuyễn. Mời các bạn cùng thực hành một bài tập nhỏ dưới đây và hãy tự kiểm chứng xem mình đã hiểu bài đến đâu rồi các bạn nhé! Chúc các bạn thành công!

Một số giới từ đi kèm động từ cơ bản cần ghi nhớ
• Spend money on sth (sử dụng tiền vào việc gì)
• Accuse sb of (tố cáo ai việc gì)
• Excuse sb for (xin lỗi ai về việc gì)
• Forget sb for sth (quên ai về việc gì)
• Tell sb about sth (kể cho ai nghe chuyện gì)
• Waste time on sth (phí thời giờ làm gì đó)
• Protect sb from sth (bảo vệ ai khỏi bị chuyện gì)
• Compare sth with sth (so sánh cái gì với cài gì)
• Remind sb of (làm ai nhớ đến)
• Prevent sb from (ngăn không cho ai làm chuyện gì đó)
• Congratulate sb on sth (chúc mừng ai về chuyện gì)
• Absent oneself from (vắng mặt)
• Adapt oneself to (thích ứng với)
• Adjourn a meeting to time (dời cuộc họp đến 1 thời điểm nào đó )
• Ask sb for sth (yêu cầu/ hỏi ai việc gì)
• Assist sb in sth (giúp ai việc gì)
• Borrow sth from sb (mượn ai cái gì)
• Bring sth to light (mang việc gì ra ánh sang)
• Burden con vật with sth (chất lên con vật cài gì đó)
• Charge sb with sth (buộc tội ai việc gì )
• Condemn sb to death ( tuyên án tử hình ai)
• Condemn sb for sth ( khiển trách/kết tội ai việc gì )
• Deprive sb of sth ( tước đoạt ai cái gì )
• Exchange sth for sth else ( đổi cái gì lấy cái gì khác )
• Exempt sb from bổn phận ( miển cho ai làm gì )
• Exert sb’s influence on sth ( dùng ảnh hưởng của ai vào việc gì )
• Fasten sb’s eyes on sth/ sb ( dán mắt vào ai/việc gì )
• Force sb’s way through a crowd ( chen lấn vào đám đông )
• Force sb into obedience ( bắt ai tuân lệnh)
• Frown sb into silence ( nhíu mày để ai yên lặng )

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

10 bài học về cuộc sống để thấy mình hạnh phúc hơn!

10 bài học ‪#‎cuộc_sống‬ để thấy mình ‪#‎hạnhphúc‬ hơn
1. Bạn không nhất thiết phải học ‪#‎đạihọc‬
Khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta mất hàng giờ để ngồi nghe về những lợi ích vô vàn mà giảng đường đại học mang tới cho chúng ta. Tuy nhiên, khi bạn bước vào đời thực, bạn sẽ phát hiện rằng, chúng ta không nhất thiết phải học đại học. Có rất nhiều con đường đi đến những đích đến khác nhau. Sự lựa chọn là của bạn, và đại học chưa bao giờ là con đường duy nhất hay tốt nhất.
2. Bất hạnh thay, nếu bạn theo đuổi ‪#‎giấcmơ‬ của bố mẹ.
Đúng vậy, sẽ rất bất hạnh nếu bạn theo đuổi giấc mơ của bố mẹ chứ thay vì những hoài bão của bản thân. Tại sao phải học y trong khi bạn thích kinh tế, tại sao phải học kinh doanh trong khi bạn thích văn chương? Bất kể bạn có thành công với mơ ước của mình hay không, bạn chắc chắn sẽ không phải hối tiếc trong những ngày tháng sau này. Còn theo đuổi giấc mơ của bố mẹ, bất kể giây phút nào trong đời, bạn cũng sẽ không lấy lại được sự bình yên cho tâm hồn mình, khi phải vừa lừa dối mọi người và chính bản thân.
3. Đôi khi người khác cư xử ác ý không vì lý do gì cả
Bạn sẽ cảm thấy bất an khi nghe được điều này, nhưng sự thật, con người có “năng lực” thần kỳ này. Chúng ta đôi khi hành xử tai ác nhưng chẳng vì một lý do nào cả. Tất cả những điều bạn làm dù có tử tế đến đâu đều có thể khiến chúng ta “chướng mắt” và hành xử tổn hại đến nhau. Nhưng đừng quá lo lắng, yêu thương vì thế cũng không mang bất cứ lý do nào mà lan tỏa.
4. ‪#‎Béo‬ không phải là điều tồi tệ nhất trên đời
Hãy nhìn lại mình và tất cả mọi người xung quanh, chẳng ai hài lòng hoàn toàn với bản thân cả! Vì sao bạn phải buồn bực mãi với cân nặng trong khi bạn đã rất may mắn với một cơ thể đủ đầy? Và điều quan trọng nhất là, cân nặng là một điều có thể cải thiện với sự nỗ lực của bạn.
5. ‪#‎Mụn‬ sẽ vẫn xuất hiện trong phần còn lại của đời bạn
Đừng hi vọng chúng sẽ biến mất sau những năm dậy thì của bạn, chúng vẫn sẽ quay lại bất kể bạn có ngủ đúng giờ với gương mặt kiềm dầu, sạch sẽ. Tuy nhiên, vẫn có tin vui là chúng ta vẫn hạn chế được chúng. Và một số người vốn đã có gen ít mụn sẵn sẽ không cần bận tâm.
6. Hạnh phúc quan trọng hơn ‪#‎tiền‬ bạc, nhưng tiền vẫn có vị trí của nó
Và chúng ta không thể phủ nhận điều này! Trong cuộc sống hiện đại hóa kinh tế này, tiền có vai trò khá quan trọng mà chúng ta không thể phủ nhận. Còn hạnh phúc thì không thể chỉ tự sinh sôi trong lòng mỗi người nếu cuộc sống không đủ đầy, sung túc. Vậy nên chúng ta không thể đánh đồng hay so sánh hai phạm trù này với nhau. Chúng quả thật có một mối quan hệ mật thiết với nhau.
7. Bạn sẽ không thể ‪#‎xinh‬ ‪#‎đẹp‬ mãi
Dù cho bạn có đang hài lòng với vẻ ngoài thế nào, tin xấu chính là, chẳng ai trong chúng ta có thể giữ vẻ ngoài đó mãi được. Bạn rồi sẽ thay đổi, già đi theo thời gian. Chúng ta không thể soi mình vào tuổi trẻ và vẻ đẹp ngày đó mãi được. Hãy chấp nhận bây giờ để không phải hốt hoảng thất vọng vào một ngày nào đó trong tương lai.
8. Bạn thân của bạn sẽ thay đổi. Và bạn cũng thế
Thời gian có công việc của nó, tuần hoàn, chuyển hóa và làm thay đổi mọi thứ. Bạn sẽ trưởng thành hơn, bạn sẽ khác hơn…bạn bè, người yêu hay bố mẹ của bạn cũng thế. Chúng ta đều thay đổi. Vì thế, đừng bất ngờ hay hụt hẫng nếu một ai đó bạn biết đổi khác đi không còn như xưa cũ. Vì chính bạn cũng đã và đang như thế.
9. Bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được một người yêu ‪#‎mơước‬
Một người yêu thủy chung, tài giỏi, xinh đẹp…và còn gì nữa? Chúng ta chắc chắn không thể tìm được một người hoàn hảo như mơ trong đời thực. Không ai hoàn hảo. Vì thế, đừng đặt cho mình một hình mẫu quá cao cấp, xa rời thực tế như thế. Hãy tỉnh dậy và thôi mơ ước viễn vông.
10. Lúc nào chúng ta cũng có thời gian để ‪#‎dulịch‬
Cuộc sống càng hiện đại càng bận rộn, thế nhưng cuộc sống không phải chỉ toàn là công việc. Hãy xách ba lô lên và đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Cuộc đời chúng ta liệu còn ý nghĩ gì khi để những lo toan quấn lấy đến nỗi chẳng thể bước vài bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia?

source: vietnamwork.com

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Phương pháp luyện thi Đại học Khối A, B

Hi các em,
Phần trước anh đã thảo luận về vấn đề Làm gì trong 1 tháng ôn thi Đại học?
Anh không biết là lúc này nó quá muộn không? Nhưng anh nghĩ nếu nó tốt thì vẫn hiệu quả cho năm sau :)
Bây giừ anh sẽ chia sẻ tới các em phương pháp luyện thi cho Khối A, B. Các em chú ý anh nhấn mạnh lại là LUYỆN THI, tức nó đã ở giai đoạn mà các em đã có kha khá kiến thức thậm chí đã có lần đi thi thử ĐH ở các Trường THPT. Giai đoạn này nó khác so với khi các em bắt đầu tiếp cận các phương pháp giải toán mà các Thầy mới dạy. Các em phải có kiến thức cơ bản này từ trường lớp rồi. Còn nói dài về sự nghiệp "chiến đấu" trong thời học sinh thì anh sẽ trao đổi về sau thật bài bản sẽ giúp các em trang bị "súng ống" cho 3 năm cấp III.
Một số nội dung anh muốn trao đổi lần này như sau:
1. Các môn trắc nghiệm: (Hóa, Lý, Sinh)
Anh sẽ tập trung môn Hóa nhé!
Đối với môn Hóa nó khá giống môn Sinh ở chỗ là nội dung liên quan khá rộng tập trung chủ yếu từ lớp 10 - 11 - 12. Vậy chúng ta làm sao học nó để thi đây? Có người nói trắc nghiệm dễ học, người thì bảo khó (hay sai - sai một tí là mất điểm luôn - khác với tự luận là đúng đến đâu chấm đến đấy). Theo anh thì không khó cũng không dễ. Nó phụ thuộc ở cách mà các em học và luyện như thế nào trong thời gian qua. Có một điều anh xin nhấn mạnh trước đó là "Trắc nghiệm đi kèm với ghi chú".
Ở đây anh chưa nói tới phương pháp làm bài thi trắc nghiệm thế nào? Anh đang nói tới học trắc nghiệm như thế nào thôi. Đối với môn Hóa nói riêng và các môn trắc nghiệm nói chung anh nhấn mạnh thêm một điều nữa là theo anh "Điểm hầu hết nằm trong các đề thi thử ĐH". Tại sao anh lại nói vậy? Sau đây các em sẽ rõ:
Như bài trước anh có đưa ví dụ về cách lập thời gian biểu để ôn thi hiệu quả. Anh luôn nhắc tới việc làm đề thi thử. Vậy làm cách nào các em có được một tập tài liệu đề thi đủ nhiều để làm. Các em hãy chủ động từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể là từ anh chị khóa trước để lại (thấy anh chị nào vừa thi xong thì đầu năm đạp xe tới nhà rồi xin ngay :D). Hoặc là từ bạn bè, mượn chúng rồi ra photo, hoặc xin từ Thầy cô (các Thầy hơi ít). Hoặc em nào rành công nghệ thông tin hơn hay là nhờ anh chị (nói cách khác là quen biết với Bác Google hơn) thì lên ngay mạng tìm kiếm, rồi copy vào USB đi in về làm (như vậy là có ý thức tìm tòi và đầu tư rồi). Ví dụ em có thể lấy đề thi thử đại học từ các trường như sau: Đại học Sư phạm HN lần 1,2,...7,8..(họ tổ chức rất nhiều) phù hợp với nhiều giai đoạn từ lúc kết thúc học kỳ I năm 12 là có thể làm những đề đấy rồi. Có thể kể thêm một số đề hay như THPT Phan Bội Châu, ĐH Vinh, ĐH khoa học tự nhiên,... các trường này luôn tổ chức thi thử hằng năm và họ rất chú trọng vào hoạt động này, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia.
Khi rảnh hoặc cảm thấy muốn thử thách kiến thức thậm chí là buồn, chán hãy lôi những đề thi ra làm và làm, ghi chú và ghi chú rồi nhớ và nhớ mãi. Mục đích là xem mình kiến thức đến đâu. Anh cảm thấy nhiều lúc đó là thú vui, sở thích, và nhiều lúc anh cảm thấy mình nghiện Đề một cách kinh khủng. Anh còn nhớ một lần Cha anh gọi lên ăn cơm trưa (12h00) mà anh vẫn còn ôm cái đề thi thử ĐH Vinh (nó khá là khó) anh làm toát hết cả mồ hôi, khó vật vã vì nó huy động nhiều kiến thức nhưng anh đánh giá là hay vì nó đánh đố rất cao!!! Vậy là anh đã "nói to" với Cha như quát lên :D Cha anh cười rồi xuống xem mình đang làm gì rồi lặng lẽ đi lên ăn cơm cùng mẹ. Nghĩ lại mà cười mãi! Kể để các em biết anh "yêu" đề thi đến mức nào. Bạn bè có đề nào là phải "săn" bằng được. Để đến lúc về sau anh có một tập đề đồ sộ cho từng môn (Toán Lý Hóa), rất dày và mềm nhuyễn vì nó được xới tung hàng ngày do quên hoặc nhớ câu nào đó đã từng làm. Nhiều quá mà! :)
Quay trở lại, giai đoạn đầu các em có thể tập trung làm lý thuyết trước.
Giải quyết nó như thế nào đây? Hãy nghe anh "Bám sát đề thi, lý thuyết sẽ lòi ra". Thường thì đề thi có 50% là lý thuyết và 50% bài tập. Nó không thể bỏ qua! Nhiều em bảo lý thuyết khó nhớ, học chán, etc. Nhưng anh nghĩ lý thuyết là dễ kiếm điểm và dễ học nhất vì nó không mấy đòi hỏi tư duy. Anh lấy ví dụ sau: 
Câu này là một câu khó cho học sinh. Vì nó tổ hợp kiến thức từ mọi ngóc ngách đã học. Thường thì chúng ta chỉ nhớ 1 vài chất là chắc chắn đúng. Nhưng đề thi ĐH nó đánh lừa vào chỗ đó. Mục tiêu đánh giá rằng "Anh chàng học sinh này có học kỹ càng không?" Các em phải làm sao với loại này? Chỉ còn cách làm các đề thi thử để va chạm các câu thế này, có thể các em làm 10 cái đề mỗi đề có một chút chứa trong 4 câu trắc nghiệm trên thì lúc đó mới tìm ra được đáp án đúng. Đọc lại sách gạch chân lại trong sách, ghi chú ngay tại đề là "câu này trang mấy? sách nào? xuất hiện ở đề nào?" Ôn thi vất vả nhiều thứ nhồi nhét nếu không ghi chú cẩn thận thì các em dễ bị "tẩu hỏa nhập ma" lắm! )0:0( Đấy là những câu lý thuyết đánh đố sinh viên nhất. 
Với mỗi câu lý thuyết có dạng kiểu áp dụng lý thuyết trong sách, ví dụ điển hình (hay bị ra nhất):

Các em phải tự đọc lại sách và phân tích nó xem kết hợp làm các đề thi thử trước đây có đáp án để tìm ra quy luật chung tại sao lại có đáp án này. Với dạng này khi nắm được quy luật chung, cũng như ngấm ngầm được những câu lý thuyết dài dằng dẳng nhưng quan trọng trong sách, thì về sau câu nào cũng giải quyết được. Ví dụ khi chúng ta giải quyết một câu nào, kiểu như tự mình hiểu (nói cao hơn chút là tự mình phát minh ra) thì chép ngay phương pháp làm bài này vào vở, về sau khi ôn đến có thể nắm ngay cách giải. Kiểu như thế này, thông cảm chữ anh hơi khó đọc (năm 12 nó đã biến chất).

Gạch chân vào trang sách (mực màu đỏ) khi gặp câu trắc nghiệm hay ho mà mình chưa biết tới hoặc bị đánh lừa lần đầu, lần hai,...Ví dụ như sau:

Giai đoạn thứ hai là bài tập trắc nghiệm: Phần này anh sẽ không nói nhiều vì nó là bài tập và đòi hỏi các em phải ngồi làm và tư duy đầu óc cũng khá nhiều. Tựu chung lại anh sẽ điểm một số điều sau:
Anh nhắc lại, tất cả chúng ta làm ở đây là Luyện thi chứ không phải đi học nhồi nhét hàng loạt dạng mới nữa. Khi có kiến thức cơ bản rồi, giai đoạn này các em tiến hành thử sức bằng cách làm đề thi thử như trên. Chuyên làm về bài tập, gặp dạng nào khó thì cố động não, huy động kiến thức để làm. Nếu không làm được thì đọc lại dạng mình đã học, thầy đã dạy và làm lại. Sau đó đến việc là ghi chép lại phương pháp giải cho những bài được cho là "đặc trưng" đấy. Vậy là sau một thời gian các em đã có được một cuốn vở hữu ích vừa chứa lý thuyết vừa chứa lời giải của những câu bài tập quen thuộc mà các đề thi thử thường ra lặp lại các dạng rất nhiều. Va chạm các bài, giải xong thì kiểm tra đáp án nếu sai thì giải thích vì sao? Chắc chắn là có sự đánh lừa đây rồi, các đáp án rất ảo, nếu em không chú ý thì các đáp án đều có thể là kết quả em tính ra (đề ĐH lừa chúng ta chỗ này). Khi gặp một dạng mới thì lập tức tìm, mượn sách nói về dạng đó và đọc hiểu. Làm các bài tương tự, gợi ý các em nên mua các cuốn sách kiểu như "Phương pháp giải toán Hóa học ôn thi ĐH" người biên soạn sẽ thu thập được nhiều dạng hay gặp, từ đó các em có thể tiếp cận để hiểu thêm.
Một điều nữa, sau khi các em có thể giải những dạng toán trong đề thi rồi thì hãy trau dồi cách giải nhanh. Như thế nào là "giải nhanh"? Nó có thể được hiểu là áp dụng các công thức ngắn gọn để giải ra bài toán có dạng quen thuộc một cách trực tiếp mà không cần viết nhiều, có các sách hay như phương pháp giải nhanh Hóa vô cơ, hữu có của Ngô Thị Thiên An" . Hoặc giải nhanh có nghĩa là các em phải rút gọn việc trình bày đòi hỏi có kinh nghiệm và hiểu bản chất. Đặc biệt là loại toán dùng các phương trình ion, rồi oxi hóa khử, cân bằng e,... rồi dạng toán chất đầu - cuối tức là ở giữa cho dù phản ứng thế nào cũng ko quan tâm....vv.
Như vậy chúng ta vừa trao đổi về phần trắc nghiệm lý thuyết và bài tập. Hy vọng các em nắm được tinh thần làm bài. Có lẽ nếu muốn rõ hơn, chúng ta nên có trao đổi từng chi tiết. Anh cũng nhận định là không thể bao quát hết tất cả những gì trong bài viết ngắn vậy.
Một số nguồn đề thi thử ĐH - CĐ gợi ý cho các em: 
2. Môn thi tự luận - Toán
Đối với môn toán thời gian thi là 3 tiếng - các em cứ yên tâm về thời gian làm, chỉ sợ không làm được lại "gặm" mòn bút thôi 0_0. Do vậy chiến lược học nó cũng khác. Nó không có những phương pháp giải nhanh như trắc nghiệm nữa. Đòi hỏi các em phải "cày" kịch liệt thì mới có kết quả cao được. Giống như phương pháp lập thời gian biểu trước. Các em phân loại từng dạng một. Huy động tài liệu, kiến thức. Đánh mạnh vào từng dạng một, thật nhuần nhuyễn, làm thật nhiều dạng cho một câu (ví dụ ý 2 của câu khảo sát). Các em giải thật chuẩn câu 1, câu này dễ kiếm điểm, không khó.
Anh sẽ nói kỹ một số câu đặc trung như sau:
Đối với câu lượng giác: Chỉ có cách là giải thật nhiều. Học cách phân tích (hướng giải) để đi đến những hướng đơn giản. Câu này thường không quá dài và phức tạp. Nếu bọn em giải quá miên man, dài dòng thì hẳn cách đấy nó không hay hoặc không ra đáp án, và nghi ngờ đáp án có thể sai. Đề ĐH cho câu này chỉ cần các em đi đúng hướng, rồi phân tách rồi ra đáp án thôi. Một điều chú ý với câu này đó là kỹ năng tổng hợp nghiệm, rút gọn nghiệm (dùng đường tròn lượng giác). Mục đích rút gọn để đơn giản, và dễ đối chiếu với điều kiện đặt ra ban đầu (nếu có). Việc thuộc công thức lượng giác là điều cực kỳ cần thiết. Anh nghĩ là nó không khó, thấy một số bạn rất sợ vì nó nhiều công thức. Chỉ cần các em làm nhiều rồi sẽ quen thôi. Nhớ công thức cũng là một cái mẹo - anh sẽ chia sẻ tới các em sau.

Đối với câu tích phân: Đây cũng là một câu khó. Ngoài việc rèn luyện thật nhiều từ các bài tập của Thầy cô, trong các sách tham khảo thì nó cũng bắt đầu tiếp cận với đề thi. Em sẽ làm gì trong đề thi đặc biệt như những câu này? Anh giải thích chút, với hầu hết các câu tự luận như câu tích phân, hình không gian,hình học phẳng, ... nó khá là hóc búa trong đề thi. Thường để ra được những câu tích phân hay và đánh đố học sinh thì người ra đề phải chọn lọc, biến đổi kỹ càng, đánh đố tư duy chúng ta. Do vậy khi giải những đề thi, câu đó thường hội tụ những ý tưởng giải hay, lối đi rất đa dạng và các em học được rất nhiều ý tưởng hay từ đề đấy. Cứ làm một đề các em lại tích trữ cho mình thêm nhiều phương pháp giải toán. Anh lấy ví dụ: Trong đề thi ĐH Vinh trong câu tích phân nó có một giai đoạn biến đổi phân tích khá khó nhưng nó lại là một câu nguyên của đề ĐH KHTN, tức là đề Vinh sẽ phải biến đối mới đi đến ý của câu ĐH KHTN. Vậy là sau khi các em làm đề ĐHKHTN xong, đã có hướng giải quyết cho một đoạn khúc mắc trong ĐH Vinh rồi. Tương tự như vậy, đề ĐH chính thức thường đòi hỏi học sinh có kiến thức nhiều mới liên kết làm được bài toán. Vậy một lần nữa đề thi các trường lại đóng vai trò quan trọng. Nhớ làm thử - xem đáp án- học cách trình bày - ghi chép lại phương pháp - áp dụng, đó là các giai đoạn các em tích lũy dần kiến thức. Sau này khi đi thi gặp bài toán nào cứ mạnh dạn biến đổi nếu chưa nghĩ ra hướng giải quyết, khi các em cứ phân tích ra cái abc gì đó, thì sẽ có cơ hội tiếp cận với các bài nhỏ đã được giải quyết trước đây. Thay vì giải một bài tích phân thì giờ đây các em phải giải nhiều cái tích phân nhỏ (I1, I2, I3,,...). Vậy là đòi hỏi phải có nhiều liên kết thì mới làm được I1, I2, I3.

Tương tự thì câu hình không gian, hay hình học phẳng: Cũng ngồi làm, vẽ rồi phân tích, chứng minh tìm cách giải quyết. Anh thấy hình học các em làm hết các bài trong sách bài tập nâng cao (ban A, B thường học ấy) nó cũng khá khó và hay. Các em sẽ học được nhiều phương pháp chứng minh, giải toán trong đó. Cũng ghi chú lại vào vở những phương pháp cá nhân mình cho là hay (thực ra là mình chưa biết hoặc đã làm sai). Lại liên kết kiểu như tích phân. Đặc biệt là hình học phẳng, thường có các dạng rõ ràng học được từ các Thầy, ví dụ đơn giản như dạng viết phương trình đường thẳng qua một điểm và vuông góc với đường thẳng...vv.. khi giải bài toán lớn lại áp dụng từ những bài toán nhỏ.
Còn câu cuối thường là số phức, nó không khó, cái này dễ kiếm điểm, chỉ cần học cách giải những bài trong đề thi thử là các em có thể làm được.

Như vậy anh lưu ý gọn lại như sau: Ôn - làm đề + ghi chú - làm đề + ghi chú.
Đến khi đi thi em chỉ cần đọc lại những bài trong vở ghi, xem lại các chú ý trong đề thi (đã được đánh dấu) là tự tin ngồi vào phòng thi rồi. Cứ vậy mà chiến thôi!

3.Cách học như thế nào cho hiệu quả?
Lưu ý các em như sau: ăn uống, ngủ nghỉ và học tập phải điều độ, đúng giờ, tập cho đồng hồ sinh học mình hoạt động đều đặn. Không học quá sức, kiểu như thức đến 2 - 3 giờ sáng (có thể một số em ngủ sớm giờ đấy dậy học thì chấp nhận được). Anh không khuyến khích cày đêm rồi ngày ngủ, điều đó không tốt. Thường người ta nói ngủ 1 tiếng vào ban đêm bằng 2 tiếng ban ngày. Tại sao lại vậy? Vì ngủ đêm, cơ thể ta được nghỉ ngơi không chỉ về mắt, tai,... mà các giác quan khác. Nếu ngủ ngày thường rất ồn (xe cộ, hoạt động con người,...) dễ làm giấc ngủ chúng ta không sâu và chập chờn. Điều này rất ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Vì lúc em đi thi cần có sức khỏe, tinh thần tốt. Cứ ngày nào cũng đều đều (nhưng phải hiệu quả mới đều được) không phải lo lắng, áp lực, có người còn tự tử (anh nghe mà tiếc quá). Đấy là một lý do anh muốn nói tới là nếu em có sự chuẩn bị từ trước tốt thì đến thời điểm này sẽ không quá áp lực. Nhiều bạn đến thời điểm này thường học ít, nói đúng ra là chỉ ôn thôi. Còn các em phải chiến lược khác, xem chính mình rồi đặt ra hành động ngay!

Điều thứ hai là vấn đề học lò, trung tâm,... Anh nghĩ thời gian này không nên đi học ở các trung tâm nhiều. Nếu các em cảm thấy đang yếu môn nào thực sự thì đi học 1 tuần từ 3-4 buổi (cho cả 3 môn tối đa). Khi đi học ngoài thì chủ yếu là các Thầy cho phương pháp, dạy cách làm bài. Nhưng nếu bài toán đấy em tự giải quyết, tập thói quen động não, huy động kiến thức, vật vã lăn lộn trên đề thi thì khi đi thi bọn em mới có thể đáp ứng được, mới rèn tư duy cho mình được. Đừng phụ thuộc quá nhiều vào Thầy cô nhé! Chủ động tìm tòi, tự học là chính các em à!

Điều thứ 3 là chế độ giải trí vui chơi. Hạn chế việc đá bóng, chạy nhảy quá sức hay chơi game xả stress, ... nó sẽ làm sao nhoãng kiến thức ngay, nói như phim TQ là "hao tổn nguyên khí" :D

4. Các giai đoạn trong vòng "thi đấu"

Lưu ý các giai đoạn sau:
a) Khi vào trong phòng thi? 
Cần có thái độ bình tĩnh, không việc gì phải lo lắng cả. Đừng có kiểu "Ta bước đi lòng nghĩ suy gì" hay là "không biết đề khó không" là hỏng. Xác định tinh thần là "Để xem đề thi ĐH năm nay đến mức nào? Có bằng đề thi thử ĐH Vinh không? ..." kiểu như vậy, đưa ra sự ham muốn của mình, đặc biệt là "yêu" đề.  Nói chung đã nộp hồ sơ, quyết định rồi thì cứ cố gắng hết mình dù kết quả tới đâu đi chăng nữa. Nếu thất bại thì phải xem lại bản thân "Mình đã không hiệu quả ở đâu? tại sao mình có cảm giác bỡ ngỡ khi gặp đề thi? Mình đã làm hết mình hay chưa hay là cứ nửa vời, được thì đi học ĐH mà không thì thôi".
b) Khi thi xong môn thứ nhất, thứ 2
Anh chỉ lưu ý là sau khi thi xong không nên xem đáp án môn vừa rồi, cũng không lăn tăn gì nữa. Qua rồi, bây giờ tập trung thằng tiếp theo có thể để cứu vớt thằng vừa qua. 
c) Chuẩn bị thi khối khác (nếu có) 
 Quay về tiếp tục sự nghiệp khối khác thôi. Quyết tâm cao, chắc các em có đã có hình dung kết quả về khối vừa qua. Lúc này động lực buộc em phải bước tiếp hay là không? nếu phải bước tiếp thì lại chiến như thường thôi, không phải lo gì cả. Trượt sang năm thi tiếp, không già đâu mà lo :D Nếu không bước tiếp thì về xả stress thôi! Đá bóng, cày game,... làm mọi thứ mình thích! Nhưng có giới hạn nha, quá đà là giấy báo trúng tuyển mà không thấy anh ABC vào học là nguy đấy. 

Vậy là anh vừa có bài viết cũng không quá ngắn. Hy vọng các em góp nhặt được một vài kinh nghiệm từ anh. 
Chúc các em ôn thi hiệu quả và đạt kết quả cao trong việc truy tìm cho mình một "tấm vé" vào cổng ĐH nha. Có khá nhiều điều thú vị trong ĐH, các em hãy thử vào đó xem nhé!

Bùi Ước

Làm gì trong 1 tháng ôn thi Đại học?

Chào tất cả các em,

Trong thời gian này đây chắc các em đang "mài dao - rèn giũa" để chuẩn bị cho 2 kỳ thi quan trọng trong cuộc đời học sinh đó là Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới.
Lời đầu tiên anh muốn chúc tất cả các em có được một sức khỏe tốt, tinh thần dâng cao và có được sự may mắn trong 2 kỳ thi sắp tới.
Blog này anh muốn chia sẻ tới tất cả các em các vấn đề liên quan tới ôn thi Đại học - Cao đẳng bằng những bài học kinh nghiệm mà anh đã trải qua. Mỗi người có một phương pháp học riêng anh không khuyên tất cả các em phải học theo những gì anh nói. Có rất nhiều bài viết trên Internet nói về kinh nghiệm ôn thi của những thủ khoa,... nhưng anh đọc thì thấy những điều mà báo chí viết về họ nó khá chung chung, không chi tiết và ít trong chúng ta phù hợp. Phương pháp họ học khác vì họ có sức bật khác mình (anh lấy ví dụ những thủ khoa 30 điểm hầu hết họ đã bắt tay vào ôn thi Đại học một cách nghiêm túc từ lúc vào lớp 10 hoặc họ rất suất sắc và tập trung trong quá trình học ôn thi ở 12, chứ hiếm ai mà ôn thi trong thời gian ngắn mà lại thủ khoa hay cao điểm cả). Về sau anh sẽ viết bài cho các em có được cái nhìn rõ hơn để tiếp cận với quá trình ôn thi ĐH. Ở bài này anh nghĩ những gì anh đã trải qua trong thời gian ôn thi ĐH - CĐ trước đây nó có những hiệu quả nhất định giúp cho anh có kết quả thi ĐH kha khá (tất nhiên nếu thực hiện triệt để hơn thì kết quả đó chắc chắn sẽ tốt hơn). Vừa rồi anh có dạy ôn thi Đại học cho một bạn (thi Toán khối A và D), bạn ấy vận dụng những lời khuyên và tỏ ra có tiến bộ rõ rệt :)) Các em nên nhớ đừng tự cho mình là người thông minh, cũng đừng tự cho mình là ngu dốt. Tất cả là sự kiên trì, phấn đấu không mệt mỏi, miệt mài với sách vở thì chúng ta mới có thể kiếm được "tấm vé" vào ĐH, vào đấy các em còn phải tự mình xin nhiều "tấm vé" nữa. Hãy cứ nghĩ, cứ đặt ra rồi hành động thôi!
Do hiện tại anh không có nhiều thời gian nên bài viết này anh sẽ chỉ tập trung chia sẻ về việc ôn thi Đại học trong thời gian 1 tháng còn lại (tất nhiên anh nghĩ đó là một điều tuyệt vời nếu các em làm quen chúng từ lớp 10). Chúng ta nên làm gì trong giai đoạn này. Hy vọng với chút kinh nghiệm đã qua và thực tại anh có được phần nào sẽ giúp được các em có được kết quả tốt nhất. Ở blog tiếp theo anh sẽ dành thời gian nhiều hơn để chia sẻ tới các em quá trình chuẩn bị cho nhiều giai đoạn tiến tới việc quyết định thi vào các trường Đại học - Cao đẳng (từ THCS - THPT - ĐH).
Có thể sẽ dài nhưng sẽ không phí cho nhưng em đang tìm hỏi kinh nghiệm ôn thi trên mạng, anh thấy khá nhiều. Thậm chí trước lúc đi thi còn hỏi vào phòng thi em phải làm gì để giữ bình tĩnh, etc?

Trước khi bắt đầu anh muốn các em hiểu rằng chúng ta đang bàn kế giống như chuẩn bị một trận đánh lớn. Cần phải đầu tư không chỉ về mặt thời gian, sức lực mà còn cả tiền bạc. Kế hoạch phải thật tỉ mỉ, càng chi tiết càng tốt. Các em nên nhớ câu này "Đánh chắc thắng chắc, đánh nhanh thắng nhanh" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ý nghĩa nó thì dễ hiểu, chắc anh không cần nói nhiều. Câu nói này anh nghĩ tất cả chúng ta phải dùng nhiều trong cuộc sống. Học đến đâu chắc đến đấy, tập thói quen việc học tập hay lĩnh hội một kiến thức gì đó, có thể chỉ cần thời gian ngắn nếu chúng ta tập trung thì vẫn hoàn thành tốt. Không nên xoay quanh một vấn đề mà nó quá khó, hoặc ít liên quan đỡ mất thời gian.
Yêu cầu các em phải thực sự nghiêm túc với bản thân mình. Dù trong điều kiện hoàn cảnh (gia đình hay bản thân,... ) thì các em cố gắng làm tốt nhất có thể nhé.

Đi vào nội dung chính anh sẽ trao đổi với các em một số vấn đề sau:
1. Các em cần làm ngay những cái gì?
Đầu tiên anh nghĩ đó là tinh thân làm việc. Khía cạnh thứ nhất là về bản thân. Nó có hàm ý gì? Ý muốn nói ở đây đó là lòng quyết tâm, kiên trì, dám vượt qua thử thách. Các em đã xuất sắc vượt qua vòng 1 (kỳ thi Tốt nghiệp THPT), bây giờ hãy dốc toàn bộ sức lực để đánh trận cuối. Thành công đang chờ đợi các em, cánh cửa Đại học sẽ luôn mở cho những ai có đủ kiên trì và tinh thần hăng say, học tập không ngừng. Có quá nhiều sách, nhiều người nói về thành công, chỉ cho cách đi tới thành công nhưng quan trọng tất cả là ở chúng ta thôi các em à.
Thứ hai anh muốn nói tới gia đình và người thân của các em. Hãy ngồi lại và trao đổi với họ, nói rõ lên tình thần, thái độ của mình. Không phải bố mẹ, anh chị nào cũng hiểu và sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho mình ôn thi khi mà chúng ta chưa trao đổi rõ ràng. Anh lấy ví dụ: Số đông các em cũng xuất phát từ nông thôn (anh không phải là ngoại lệ), con người ta gắn với đồng ruộng, bố mẹ phải lao động nắng mưa vất vả chỉ mong kiếm tiền nuôi con ăn học, trang trải cuộc sống. Và bản thân các em cũng vậy - các em cũng phải lao động cùng bố mẹ khi có thời gian rảnh, hoặc khi bố mẹ cần các em giúp (chắc là lúc nào cũng cần). Lúc này đây, anh muốn các em dồn toàn bộ sức lực và tinh thần tập trung cho trận đánh một cách nghiêm túc, mọi việc đồng áng, phụ trợ bố mẹ, chúng ta phải hạn chế tối đa. Muốn làm được vậy các em phải mạnh dạn nói chuyện với bố mẹ rằng "Bây giờ con đang tập trung ôn thi, con muốn dành toàn bộ thời gian cho việc học nên mong bố mẹ tạo điều kiện cho con không chỉ về thời gian mà còn việc đầu tư sách vở, ....để con có thời gian ôn luyện và sức khỏe tốt từ đó con mới có thể vào Đại học được. Con sẽ cố gắng hết mình,.....vvv" Rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, phù hợp với từng hoàn cảnh. Các em phải làm được việc này, không chỉ các em có được tinh thần làm việc mà còn tạo niềm vui cho bố mẹ vì đã thấy con mình trưởng thành, biết tính toán, lo toan. Họ sẽ rất vui, bố mẹ nào mà chả thương con đúng không các em, hì. Sau những giờ học căng thẳng, các em hoàn toàn có thể tranh thủ vừa thư giãn vừa phụ giúp bố mẹ những việc vặt trong gia đình như nấu ăn, quét dọn, giặt giũ, ...kể cả con trai con gái nha. Phải nghiêm túc! Những việc vặt, nhẹ nhàng đó sẽ không làm sao nhoãng việc học của chúng ta thay vì một số bạn nam vào game giải trí (đánh cho bù đầu,..), đặc biệt là đá bóng nữa. Hạn chế nhé.

Việc thứ hai anh nghĩ đó là các em tạo cho mình một không gian học tập riêng ngay. Một góc học tập phải thoáng mát (gần cửa sổ là tốt nhất), sạch sẽ và nhất là phải gọn gàng vì những yếu tố tưởng chừng như đơn giản không quan trọng mà nó lại ảnh hưởng đến tinh thần chúng ta rất lớn. Anh lấy ví dụ đơn giản, một nơi bề bộn, bẩn thỉu, hôi hám, tối tăm thì rất dễ gây cảm giác chán nản, bức bối. Đặc biệt khi chúng ta muốn thư giãn sau một thời gian cặm cụi làm bài tập (hay làm việc). Nhiều lúc nhìn ra bầu trời hoặc một cảnh vật nào đấy biết đâu bài toán có thể giải quyết, ý muốn nói tinh thần thoải mái thì mới có động lực nghĩ tiếp. Bàn ghế phải đầy đủ, cân xứng để tránh việc mệt mỏi mất cân bằng trong lúc học dẫn đến việc uể oải, muốn vận động, hay nằm xuống cản trở mạch suy nghĩ. Ánh sáng phải đầy đủ để tránh việc mỏi mắt, ánh điện mà cứ liu hiu là rất dễ gây buồn ngủ.  

Bước tiếp theo, về tài liệu học tập. Các em bắt đầu tìm kiếm, tập hợp, sưu tầm, thuê, mượn, mua tất cả các tài liệu liên quan tới các môn mình sắp thi đặt ngay ngắn trên bàn học hay giá sách. Cần phải ngăn nắp, gọn gàng môn nào ra môn đấy. Các tài liệu liên quan tới môn đó phải đặt vào một góc riêng để dễ tìm kiếm, truy cập khi cần. Anh nhấn mạnh lại việc sưu tầm, mượn, mua (đầu tư) rất quan trọng. Tìm kiếm những sách, vở, đề thi từ các năm trước của anh chị (đặc biệt là đề thi thử - anh sẽ nói rõ tầm quan trọng nó phần sau đây). Mua những cuốn cần thiết (tham khảo từ Thầy cô, bạn bè những cuốn hay).

Giai đoạn cuối của việc chuẩn bị tư trang là sắp xếp thời gian. Giai đoạn này anh phải nó là nó vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả ôn thi. Vậy sắp xếp thế nào cho hợp lý?
Anh không thể có câu trả lời cụ thể cho từng người được, vì xuất phát hoàn cảnh của các em khác nhau nhiều. Nhưng tựu chung lại có một số cái anh chia sẻ để có kế hoạch tốt như thế này:
Lập thời gian biểu (kẻ bảng lớn gồm các cột chứa nội dung của 1 ngày, buổi sáng/buổi chiều làm gì? Tối đến làm gì? Thậm chí anh có những lúc anh còn thêm vào đó là trưa và chiều tối - cần phải thần tốc các em :D). Tương tự các ngày khác. Vậy vấn đề điền cái gì vào những ô trống đó? Các em phải là người tính toán. Nội dung các môn học phải được ôn xen kẻ nhau (cách 2 ngày chẳng hạn). Anh lấy ví dụ, bây giờ bắt đầu với môn Toán: thứ 2, thứ 3 ôn toán, cụ thể hơn: Sáng + chiều T2: Ôn câu1 đồ thị hàm số, tối+ sáng T3 ôn lượng giác, chiều T3 + tối T3 ôn Tích phân. Kế tiếp thứ 4, thứ 5 là môn Lý chẳng hạn và lại phân dạng như Toán để sắp xếp. Tóm lại mỗi buổi tốt nhất các em tập trung làm một dạng nào đó thật kỹ đừng qua loa. Tất nhiên là phải có giải trí giữa các giờ học (nói một cách khoa học thì cứ 45 phút nghỉ 10 phút), nhưng anh nghĩ là đang hứng thì cứ chiến tiếp chứ đừng nguyên tắc hoặc là cứ trong đợi xong 45 phút mà giải lao như "trẻ" nữa :D Khi nào thấy mệt, cần nghỉ ngơi một tí thì nghỉ!

 Hình ảnh làm ví dụ gợi ý.
Rồi cứ cách 2-4 ngày xen kẻ lại môn mình vừa ôn để tránh việc hao mòn kiến thức (các em nên lưu ý một trong những cách nhớ lâu đó là ôn lại - đừng quên điều này). Phải định hình được môn nào mình còn yếu hơn thì nên ưu tiên sắp xếp kế hoạch học trước. Kế hoạch không cần vạch ra dài đầy đủ trong 30 ngày nhưng ít nhất phải chi tiết trong vòng 5-6 ngày (Đủ trọn vẹn bao quát được 3 môn). Vậy là các em đã có một lịch ôn thi chi tiết để sẵn sàng bắt tay vào hành động chi tiết thôi! Anh sẽ hướng dẫn kỹ hơn phương pháp học ngay phần sau đây. Các bước anh vừa nói trên các em phải "Đánh nhanh thắng nhanh" nha. Tất nhiên kế hoạch có thể thay đổi, tùy biến, nhưng các em hãy hạn chế chỉnh sửa. Sau khi lập xong thì nghiêm túc với bản thân để thực hiện (tình thần làm việc anh ko nhắc nữa, ở các em đấy).

2. Phương pháp luyện thi Đại học Khối A, B. (Xem tiếp>>)


by Bùi Ước


Nhạc - Về đây nghe em ^^

Hai Bác Ngọc Ngạn và Khánh Ly hát
......
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc


Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu
Về đây nghe em, về đây nghe em

Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để đời đời làm giọt sương mai
Để chào đời bằng lòng mới lớn
Để hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi
Này người ơi vươn cao vươn cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Nụ cười tươi trên môi em thơ
Là tiếng hát hân hoan cho đời
Về đây cho nhau nụ cười tương lai
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây đứng khóc trên sông nước này
Chở lòng người trở về quê hương
Chở hồn người vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin tạ chút ơn
Hạnh phúc khi đã gặp nhau

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Take note for using English

In this post will take note problems relating to Grammar, Vocabulary, Phrasal verbs, ...
NOTE: Sources almost are copied from Hello Chao and Tiếng Anh thật dễ. 
1. Sự khác biệt giữa OTHER, ANOTHER THE OTHER (Nguồn Hello Chao)
---------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Có bạn yêu cầu ad post bài này, và ad nghĩ chắc nhiều bạn cũng thắc mắc khi sử dụng 3 từ này phải không ạ

* “OTHER”
- Other Đề cập tới một cái gì đó khác biệt, phân biệt giữa cái này và cái kia:
E.g.: They have 2 sons. You’ve just met Jack. The other boy, Nick, is even more intelligent.
=>Họ có 2 cậu con trai. Anh vừa gặp Jack đấy. Thằng bé còn lại, Nick, thậm chí còn thông minh hơn.
- Other cũng có thể sử dụng như một danh từ, others là danh từ số nhiều, trong những trường hợp không cần thiết phải có danh từ ở sau.
E.g.: Only 2 out of 10 balls are red. The others are all green.
=>Chỉ có 2 trong số 10 quả bóng là màu đỏ. Các quả còn lại đều màu xanh
* “ANOTHER”
- Được ghép từ An Other, another đề cập tới một cái gì đó mang tính chất thêm vào:
E.g.: Do you want another drink?
=>Ông có muốn một cốc nữa không? (Ông đã uống 1 hoặc nhiều cốc rồi, ông có muốn thêm 1 cốc khác nữa không?)
* Để rõ hơn về sự khác biệt, ta hãy xét các ví dụ:
- OTHER
E.g.: There are different kinds of fruit in the basket. One is apple, one is pineapple and the other is banana.
=> Chỉ có 3 loại quả trong giỏ mà thôi. 1 loại là táo, 1 loại là dứa và loại kia là chuối.
E.g.: You take this and I will take the other.
=>Anh lấy cái này đi và tôi sẽ lấy cái kia.
- ANOTHER
E.g.: There are different kinds of fruit in the basket. One is apple, one is pineapple and another is banana.
=> Có nhiều hơn 3 loại quả trong giỏ. 1 loại là táo, 1 loại là dứa, 1 loại nữa là chuối, còn 1 hoặc nhiều loại khác nữa chưa đề cập tới.
E.g.: You take this and I will take another one.
=>Anh lấy cái này đi và tôi sẽ đi lấy thêm 1 cái nữa
=> Tóm lại: Other được sử dụng để nói đến những cá thể trong một tập thể xác định còn Another nói đến một sự bổ sung trong một tập thể mà chưa xác định.


2. PHRASAL VERBS
-------------------------------------------------------------------------
KEEP 
 -------------------------------------------------------------------------
Keep at: kiên trì, bền bỉ
Keep away from: tránh xa
Keep sb back : cản trở
Keep down: cầm lại, nằm phục kích
Keep in with sb : chơi thân với ai
Keep on : tiếp tục làm việc
Keep on at sb : quấy rối ai
Keep out = keep off : tránh xa
Keep to: tham gia, gia nhập, hạn chế
Keep to oneself : không thích giao du
Keep under : dẹp , đàn áp
Keep up : duy trì
Keep up with = keep pace with : đuổi kịp
Keep alive : bảo tồn


 Những trường hợp không dùng “which”

1. Phía trước là “all, little, much, few, everything, none ” thì dùng “that” mà không dùng “which”.
- There are few books that you can read in this book store.
Có một vài cuốn sách mà bạn có thể đọc ở tiệm sách này.

2. Từ được thay thế phía trước vừa có người vừa có vật thì dùng “that” mà không dùng “which”.
- He asked about the factories and workers that he had visited.
Ông ấy hỏi về những công ty và công nhân mà ông ấy đã đến thăm.
3. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là tính từ ở cấp so sánh hơn nhất thì dùng “that” mà không dùng “which”.
- This is the best novel that I have ever read.
Đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc.
4. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là số thứ tự thì dùng “that” mà không dùng “which”.
- The first sight that was caught at the Great Wall has made a lasting impression on him.
Cảnh tượng đầu tiên về Vạn lý trường thành đập vào mắt ông ấy gây được ấn tượng khó quên với ông.
5. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là “the only, the very, the same, the right” thì dùng “that” mà không dùng “which”.
- It is the only book that he bought himself.
Đó là cuốn sách duy nhất mà anh ta đã tự mình mua.
6.Từ được thay thế phía trước có định ngữ là “all, every, any, much, little, few, no” thì dùng “that” mà không dùng “which”.
- You can take any room that you like.
Anh có thể lấy bất cứ phòng nào mà anh thích.
- There is no clothes that fit you here.
Ở đây chẳng có bộ quần áo nào phù hợp với bạn cả.
7. Trong câu hỏi (Mệnh đề chính) mở đầu bằng “which” thì dùng “that” mà không dùng “which” làm từ nối.
- Which of the books that had pictures was worth reading?
Những cuốn sách có tranh ảnh thì đáng đọc đúng không?
8. Trong câu nhấn mạnh “It is … that …” thì dùng “that” mà không dùng “which” làm từ nối .
- It is in this room that he was born twenty years ago.
Cách đây hai mươi năm chính trong căn phòng này ông ấy đã được sinh ra.
9. Trong câu dùng cấu trúc “such (the same) … as …” dùng từ nối “as” không dùng “which”.
- We need such materials as can bear high temperature.
Chúng tôi cần những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao như thế này.
10. Diễn tả ý “giống như…..”dùng từ nối “as” không dùng “which”.
- Mary was late again, as had been expected.
Mary lại đi muộn, như đã được dự kiến.

TỪ VỰNG THƯỜNG GẶP THEO CHỦ ĐỀ " CÔNG TY"
1. Ceo ( chief executive officer) : tổng giám đốc
2. Management : sự quản lý
3. The board of directors : ban giám đốc
4. Director : Giám đốc
5. Excutive : Giám đốc điều hành , nhân viên chủ quản
6. Supervisor : Giám sát viên
7. Manager : nhà quản lý
8. Representative : người đại diện
9. Associate : đồng nghiệp (=co-worker)
10. Department : phòng (ban)
11. Accounting department : phòng kế toán
12. Finance department : phòng tài chính
13. Personnel department : phong nhân sự
14. Purchasing department : phòng mua sắm vật tư
15. R&D department : phòng nghiên cứu và phát triển
16. Sales department : phòng kinh doanh
17. Shipping department : phòng vận chuyển
18. Company : công ty
19. Consortium : tập đoàn
20. Subsidiary : công ty con
21. Affiliate : công ty liên kết
22. Headquarters : trụ sở chính
23. Field office : văn phòng làm việc tại hiện trường
24. Branch office : văn phòng chi nhánh
25. Regional office : Văn phòng địa phương
26. Dealership : công ty kinh doanh ô tô
27. Franchise : nhượng quyền thương hiệu
28. Outlet : cửa hàng bán lẻ
29. Wholesaler : của hàng bán sỉ
30. Establish a company : thành lập công ty
31. Go bankrupt : phá sản
32. File for bankruptcy : nộp đơn
33. Merge : sát nhập
34. Diversify : đa dạng hóa
35. Outsource : thuê gia công
36. Downsize : căt giảm nhân công
37. Do business with : làm ăn với


[HOT] 54 TỪ VỰNG VỀ CÔNG VIỆC
1. CV (viết tắt của curriculum vitae): sơ yếu lý lịch
2. application form: đơn xin việc
3. interview: phỏng vấn
4. job: việc làm
5. career: nghề nghiệp
6. part-time: bán thời gian
7. full-time: toàn thời gian
8. permanent: dài hạn
9. temporary: tạm thời
10. appointment (for a meeting): buổi hẹn gặp
11. ad or advert (viết tắt của advertisement): quảng cáo
12. contract: hợp đồng
13. notice period: thời gian thông báo nghỉ việc
14. holiday entitlement: chế độ ngày nghỉ được hưởng
15. sick pay: tiền lương ngày ốm
16. holiday pay: tiền lương ngày nghỉ
17. overtime: ngoài giờ làm việc
18. redundancy: sự thừa nhân viên
19. redundant: bị thừa
20. to apply for a job: xin việc21. to hire: thuê
22. to fire: sa thải
23. to get the sack (colloquial): bị sa thải
24. salary: lương tháng
25. wages: lương tuần
26. pension scheme / pension plan: chế độ lương hưu / kế hoạch lương hưu
27. health insurance: bảo hiểm y tế
28. company car: ô tô cơ quan
29. working conditions: điều kiện làm việc
30. qualifications: bằng cấp
31. offer of employment: lời mời làm việc
32. to accept an offer: nhận lời mời làm việc
33. starting date: ngày bắt đầu
34. leaving date: ngày nghỉ việc
35. working hours: giờ làm việc
36. maternity leave: nghỉ thai sản
37. promotion: thăng chức
38. salary increase: tăng lương
39. training scheme: chế độ tập huấn
40. part-time education: đào tạo bán thời gian
41. meeting: cuộc họp
42. travel expenses: chi phí đi lại
43. security: an ninh
44. reception: lễ tân
45. health and safety: sức khỏe và sự an toàn
46. director: giám đốc
47. owner: chủ doanh nghiệp
48. manager: người quản lý
49. boss: sếp
50. colleague: đồng nghiệp
51. trainee: nhân viên tập sự
52. timekeeping: theo dõi thời gian làm việc
53. job description: mô tả công việc
54. department: phòng ban

NHỮNG CÂU GIAO TIẾP ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ
- So?: Vậy thì sao?
- So So: Thường thôi
- So what?: Vậy thì sao?
- Stay in touch: Giữ liên lạc
- Step by step: Từng bước một
- See ?: Thấy chưa?
- Sooner or later: Sớm hay muộn
- Shut up!: Im Ngay!
- No choice: Hết cách
- No hard feeling: Không giận chứ
- Not a chance: Chẳng bao giờ
- Now or never: ngay bây giờ hoặc chẳng bao giờ
- No way out/dead end: không lối thoát, cùng đường
- No more: Không hơn
- No more, no less: Không hơn, không kém
- No kidding?: Không nói chơi chứ?
- Never say never: Đừng bao giờ nói chẳng bao giờ
- None of your business: Không phải chuyện của anh
- No way: Còn lâu
- No problem: Không vấn đề
- No offense: Không phản đối

Sử dụng tính từ chỉ tính cách con người


Những tính từ đuôi "ly" không thể bỏ qua
Beastly = đáng kinh tởm
Brotherly = như anh em
Comely = duyên dáng
Costly = đắt đỏ
Cowardly = hèn nhát
Friendly = thân thiện
Ghastly = rùng rợn
Ghostly = mờ ảo như ma
Godly = sùng đạo
Goodly = có duyên
Holy = linh thiêng
Homely = giản dị
Humanly = trong phạm vi của con người
Lively = sinh động
Lonely = lẻ loi
Lovely = đáng yêu
Lowly = hèn mọn
Manly = nam tính
Masterly = tài giỏi
Miserly = keo kiệt
Scholarly = uyên bác
Shapely = dáng đẹp
Silly = ngớ ngẩn
Timely = đúng lúc
Ugly = xấu xí
Ungainly = vụng về
Unruly = ngỗ ngược
Unsightly = khó coi
Unseemly = không phù hợp
Unworldly = thanh tao

CÁCH SỬ DỤNG CÁC GIỚI TỪ

• By:
Động từ chỉ chuyển động + by = đi ngang qua (walk by the library)
Động từ tĩnh + by = ở gần (your books are by the window)
by + thời gian cụ thể = trước lúc, cho đến lúc (hành động cho đến lúc đó phải xảy ra)
by + phương tiện giao thông = đi bằng
by then = cho đến lúc đó (dùng cho cả QK và TL)
by way of= theo đường... = via
by the way = một cách tình cờ, ngẫu nhiên
by the way = by the by = nhân đây, nhân tiện
by far + so sánh (thường là so sánh bậc nhất)=>dùng để nhấn mạnh
by accident = by mistake = tình cờ, ngẫu nhiên >< on purose
• During = trong suốt (hoạt động diễn ra liên tục)
• From = từ >< to = đến
From ... to ...= từ ... đến... (dùng cho thời gian và nơi chốn)
From time to time = đôi khi, thỉnh thoảng
• Out of = ra khỏi
Out of + noun = hết, không còn
Out of town = đi vắng
Out of date=cũ, lạc hậu >< up to date = mới, cập nhật
Out of work = thất nghiệp, mất việc
Out of the question = không thể
Out of order = hỏng, không hoạt động
• In = bên trong
In + month/year
In time for = In good time for = Đúng giờ (thường kịp làm gì, hơi sớm hơn giờ đã định một chút)
In the street = dưới lòng đường
In the morning/ afternoon/ evening
In the past/future = trước kia, trong quá khứ/ trong tương lai
In future = from now on = từ nay trở đi
In the begining/ end = at first/ last = thoạt đầu/ rốt cuộc
In the way = đỗ ngang lối, chắn lối
Once in a while = đôi khi, thỉnh thoảng
In no time at all = trong nháy mắt, một thoáng
In the mean time = meanwhile = cùng lúc
In the middle of (địa điểm)= ở giữa
In the army/ airforce/ navy
In + the + STT + row = hàng thứ...
In the event that = trong trường hợp mà
In case = để phòng khi, ngộ nhỡ
Get/ be in touch/ contact with Sb = liên lạc, tiếp xúc với ai
• On = trên bề mặt:
On + thứ trong tuần/ ngày trong tháng
On + a/the + phương tiện giao thông = trên chuyến/ đã lên chuyến...
On + phố = địa chỉ... (như B.E : in + phố)
On the + STT + floor = ở tầng thứ...
On time = vừa đúng giờ (bất chấp điều kiện bên ngoài, nghĩa mạnh hơn in time)
On the corner of = ở góc phố (giữa hai phố)
Chú ý:
In the corner = ở góc trong
At the corner = ở góc ngoài/ tại góc phố
On the sidewalk = pavement = trên vỉa hè
Chú ý:
On the pavement (A.E.)= trên mặt đường nhựa
(Don’t brake quickly on the pavement or you can slice into another car)
On the way to: trên đường đến >< on the way back to: trên đường trở về
On the right/left
On T.V./ on the radio
On the phone/ telephone = gọi điện thoại, nói chuyện điện thoại
On the phone = nhà có mắc điện thoại (Are you on the phone?)
On the whole= nói chung, về đại thể
On the other hand = tuy nhiên= however
Chú ý:
On the one hand = một mặt thì
on the other hand = mặt khác thì
(On the one hand, we must learn the basic grammar, and on the other hand, we must combine it
with listening comprehension)
on sale = for sale = có bán, để bán
on sale (A.E.)= bán hạ giá = at a discount (B.E)
on foot = đi bộ
• At = ở tại
At + số nhà
At + thời gian cụ thể
At home/ school/ work
At night/noon (A.E : at noon = at twelve = giữa trưa (she was invited to the party at noon, but she
was 15 minutes late))
At least = chí ít, tối thiểu >< at most = tối đa
At once =ngay lập tức
At present/ the moment = now
Chú ý: 2 thành ngữ trên tương đương với presently nhưng presently se khác nhau về nghĩa nếu nó
đứng ở các vị trí khác nhau trong câu:
Sentence + presently (= soon): ngay tức thì ( She will be here presently/soon)
Presently + sentence (= Afterward/ and then) : ngay sau đó (Presently, I heard her leave the room)
S + to be + presently + Ving = at present/ at the moment ( He is presently working toward his Ph.D degree)
At times = đôi khi, thỉnh thoảng
At first = thoạt đầu >< at last = cuối cùng
At the beginning of / at the end of... = ở đầu/ ở cuối (dùng cho thời gian và địa điểm).
At + tên các ngày lễ : at Christmas, at Thanks Giving...
Nhưng on + tên các ngày lễ + day = on Christmas day ...
Trong dạng informal E., on trước các thứ trong tuần đôi khi bị lược bỏ: She is going to see her boss
(on) Sun. morning.
At/in/on thường được không dùng trong các thành ngữ chỉ thời gian khi có mặt: next, last, this, that,
one, any, each, every, some, all
At + địa điểm : at the center of the building
At + những địa điểm lớn (khi xem nó như một nơi trung chuyển hoặc gặp gỡ): The plane stopped 1
hour at Washington D.C. before continuing on to Atlanta.
At + tên các toà nhà lớn (khi xem như 1 hành động sẽ xảy ra ở đó chứ không đề cập đến toà nhà) :
There is a good movie at the Center Theater.
At + tên riêng các tổ chức: She works at Legal & General Insurence.
At + tên riêng nơi các trường sở hoặc khu vực đại học: She is studying at the London school of
Economics.
At + tên các hoạt động qui tụ thành nhóm: at a party/ lecture...
Một số các thành ngữ dùng với giới từ
On the beach: trên bờ biển
Along the beach: dọc theo bờ biển
In place of = Instead of: thay cho, thay vì.
For the most part: chính là, chủ yếu là = mainly.
In hope of + V-ing = Hoping to + V = Hoping that + sentence = với hi vọng là.
off and on: dai dẳng, tái hồi
all of a sudden= suddenly = bỗng nhiên
for good = forever: vĩnh viễn, mãi mãi.

[HOT] Chi tiết cách sử dụng Unless và If not !
Unless có nghĩa giống như if not (Nếu không) nhưng chỉ có thể sử dụng thay thế cho if not trong một số trường hợp nhất định.
1. Chúng ta sử dụng cả if not và unless + thì hiện tại khi đề cập đến tình huống có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai (câu điều kiện loại 1).
Ví dụ:
You will not gain high score in IELTS exam if you do not learn English every day.
= You will not gain high score in IELTS exam unless you learn English every day.
2. Tuy nhiên, chúng ta không sử dụng unless trong câu hỏi.
Ví dụ:
Được dùng: What will you do if you do not pass this final exam?
Không được dùng: What will you do unless you pass this final exam?
3. Không sử dụng unless cùng với would khi nói về tình huống không có thực ở hiện tại (câu điều kiện loại 2).
Ví dụ:
Được dùng: If it were/was not raining, I would not stay at home.
Không được dùng: Unless it was raining, I would not stay at home.
4. Không sử dụng unless cùng với would have khi nói về tình huống không có thực trong quá khứ (câu điều kiện loại 3).
Ví dụ:
Được dùng: If I had not lost my passport, I would have joined the conference in London last week.
Không được dùng: Unless I had lost my passport, I would have joined the conference in London last week.
5. Phải sử dụng unless, không sử dụng if not trong trường hợp chúng ta đề xuất một ý kiến sau khi đã suy nghĩ lại (an idea as an afterthought).
Ví dụ:
I will not go to the pub tonight – unless you want to go.
Chú ý: Trong văn viết tiếng Anh, an afterthought thường đi sau dấu gạch ngang.

[HOT] Một số từ viết tắt thông dụng trong 'khẩu ngữ':
gonna: going to
wanna: want to (muốn)
gimme: give me (đưa cho tôi...)
gotta: (have) got a (có...)
gotta: (have) got to (phải làm gì đó)
init: isn't it (có phải không)
kinda: kind of (đại loại là...)
lemme: let me (để tôi)
wanna: want a (muốn một thứ gì đó)

ya: you
'ere: here
in': ing
awda: ought to
dunno: don't know
'cause: because
coz: because
getta: get to
da: to
'n': and
'n: and
hafta: have to
hasta: has to
ouda: out of
dya: do you
yer: your
'bout: about
gotcha: got you
dontcha: don't you
ain't: are not/ is not
sez: say
sorta: sort of
lil': little
c'mon: come on
luv: love
runnin': running
kin: can
ev'ry: every
yeah: yes
nah: not
outta: ought to
bin: been
git: get
tho': though